Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn hp - Nhiễm vi khuẩn hp nên ăn gì?

Đại đa số những người bị nhiễm vi khuẩn hp (Helicobacter pylori) thường không có những triệu chứng đặc trưng. Nhiều người chỉ phát hiện ra mình bị bệnh đau dạ dày do nhiễm khuẩn khi có những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài gây ảnh hưởng tới sức khoẻ hoặc sinh hoạt. Khi đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sử dụng phác đồ diệt vi khuẩn hp để diệt trừ vi khuẩn, điều trị triệu chứng.

Vi khuẩn hp là gì? 
Vi khuẩn hp có ở đâu? Loại vi khuẩn này thường cư trú ở trong dạ dày. Việc bị nhiễm vi khuẩn thường xảy ra khi người bệnh còn nhỏ. Việc nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em hiện nay đang rất phổ biến. Đặc biệt, theo thống kê thì có tới hơn 50% trên toàn cầu bị nhiễm khuẩn hp.

Việc bị nhiễm khuẩn hp có thể khiến người bệnh bị mắc các bệnh lý về dạ dày. Điển hình là viêm dạ dày tá tràng, hoặc loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày...

Dấu hiệu, triệu chứng có vi khuẩn hp
Tuy đa số những người bị nhiễm khuẩn hp đều không có triệu chứng biểu hiện. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm hiểu ra nguyên nhân vì sao lại như vậy. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ, có người khi sinh ra đã có khả năng kháng lại những ảnh hưởng xấu của loại vi khuẩn này.
vi khuẩn hp

Theo đó, tuy có tới hơn 50% người bị nhiễm khuẩn hp. Nhưng chỉ có khoảng 10% người bị bệnh loét dạ dày tá tràng, và 1% người bị ung thư dạ dày mà thôi.

Những người bị nhiễm xoắn khuẩn hp thường có các triệu chứng như đau, rát thượng vị; cơn đau tăng cao hơn khi đói; thường thấy buồn nôn, ngay cả khi bụng đói; nôn khan hoặc nôn vào mỗi buổi sáng; không có cảm giác thèm ăn; ợ nhiều; bị đầy bụng; sút cân không rõ nguyên nhân; bị thiếu máu, hoặc thiếu sắt cũng không rõ nguyên do.

Nguyên nhân có vi khuẩn hp
Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao lại bị nhiễm khuẩn? Vi khuẩn hp có lây qua đường ăn uống không? Thì đây là những con đường, nguyên nhân chính khiến cho bạn bị nhiễm khuẩn:

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo


Các nước đang phát triển có đông dân, môi trường vệ sinh kém


Sống chung với người bị nhiễm khuẩn


Vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không?
Khi bị nhiễm vi khuẩn hp sống được bao lâu? Hiện nay, rất nhiều người bị nhiễm khuẩn hp. Khi bị nhiễm khuẩn này, người bệnh có thể bị các bệnh lý về dạ dày. Cụ thể như viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, đặc biệt là vi khuẩn hp gây ung thư, khiến cho người bệnh không thể sống được quá 5 năm.

Xét nghiệm vi khuẩn hp bằng cách nào?
Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nội soi dạ dày, thực quản; kiểm tra thở; xét nghiệm phân; xét nghiệm máu.

Vi khuẩn hp và cách điều trị


Để điều trị được bệnh do vi khuẩn hp gây ra. Người bệnh thường được các bác sĩ lên phác đồ điều trị, diệt khuẩn. Trong đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng tối thiểu là 2 loại thuốc kháng sinh, 1 loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit ở dạ dày.

Vậy khi bị nhiễm vi khuẩn hp có chữa được không? Hiện nay, tỷ lệ vi khuẩn hp kháng thuốc rất cao. Nên việc sử dụng phác đồ diệt vi khuẩn hp đang gặp phải nhiều những thách thức. Đòi hỏi các chuyên gia phải có những biện pháp mới để đối phó.

Nhiễm vi khuẩn hp nên ăn gì?
Chế độ ăn uống luôn đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong chữa bệnh, cũng như phòng ngừa vi rút hp. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc, giảm đi sự mệt mỏi, và hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.

Chính vì vậy, người bệnh nên chọn ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho tiết hoá, như rau xanh, các loại quả, ngũ cốc hay lúa mạch đây là những loại thức ăn diệt vi khuẩn hp được các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên lựa chọn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại thực phẩm có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn như những thức phẩm chứa nhiều đường, chất kích thích như cà phê, rượu bia. Hoặc những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…

Nhiều người hiện nay chuyển sang chữa vi khuẩn hp bằng thuốc nam - đông y. Đây là biện pháp chữa bệnh rất an toàn, lại không gây ra nhiều tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc kháng sinh của tây y. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp chữa bệnh cổ xưa này.

Nhận xét